Kiến trúc dân tộc

THIẾT KẾ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

kien-truc-truyen-thong-Viet-Nam3_jpg1 kien-truc-truyen-thong-Viet-Nam4_jpg kien-truc-truyen-thong-Viet-Nam5_jpg kien-truc-truyen-thong-Viet-Nam6_jpg

THIẾT KẾ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Chủ đầu tư : Địa chỉ : , Tỉnh / TP
Loại hình : Kiến trúc dân tộc Số Tầng :
Mặt tiền : Diện tích :
Công năng sử dụng : Đơn vị thiết kế : Kiến Trúc AC Năm thực hiện :

Tháp là hình tượng biểu trưng của Phật giáo ở dạng kiến trúc, hình thành ngay từ thuở Phật giáo nguyên thủy. Khởi nguồn từ truyền thuyết: Trước khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn, các môn đệ hỏi ngày sau lấy gì để tưởng nhớ Phật? Phật tổ gấp tấm áo cà sa đặt xuống mặt giường, úp chiếc bát lên, cắm tiếp cây gậy lên trên nữa. Sau này các môn đệ dựa theo hình ảnh Ngài dạy bảo để xây tháp, đặt Xá lợi vào. Những bảo tháp cổ ở Ấn Độ chính là nơi hàng năm các Tăng Ni, Phật tử kinh hành vòng quanh để tưởng niệm Đức Phật.

Khi Đạo Phật lan truyền rộng khắp châu Á, tháp Phật phát triển thành muôn dòng chảy văn hóa kỳ vĩ. Từ sơ khởi là nơi chứa xá lợi Phật tổ đã trở thành biểu tượng Phật pháp, tượng trưng cho Phật tính. Mỗi ngôi chùa sơ khởi đều bao gồm 2 công trình kiến trúc riêng biệt: tháp là nơi để Tăng Ni Phật tử tưởng niệm Phật (chức năng tương tự như tòa Tam bảo của thượng điện ngày nay trong hệ thống chùa chiền miền Bắc); tịnh xá là nơi để ở và thuyết pháp của các Tăng Ni. Phật giáo tại mỗi quốc gia đã sáng tạo ra những kiểu hình kiến trúc tháp Phật khác nhau: nơi mô phỏng hình quả chuông; nơi tạo tác thành hình quả bí; nơi mô phỏng cây lọng nhiều tầng; có nơi lại xây bảo tháp giống như trụ thu lôi cao vút. Ở Myanmar, người ta khoét rỗng phần đế tháp, biến thành tòa Tam bảo đặt trong lòng tháp. Người Indonesia đã khuếch trương quy mô tháp Phật lên thành cả một kho tàng đồ sộ chứa tượng Phật, kinh kệ.

Báo cáo quá trình xây dựng Học viện PGVN, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện  cho biết, lễ đặt đá xây dựng Học viện, đánh dấu bước ngoặt chuyển mình của Học viện. Sau hơn 3 năm nỗ lực và quyết tâm, Hội đồng Điều hành đã xây dựng hoàn tất tòa hành chính, tòa học đường, tòa Tăng viện, tòa Ni viện, chánh điện tạm và khu nhà bếp. Mỗi tòa chính gồm năm tầng (trừ tòa hành chánh), mỗi tầng gồm 500m2, đáp ứng tạm thời nhu cầu tu học ngày càng gia tăng của Tăng Ni sinh viên. Tổng chi phí xây dựng gần 200 tỷ đồng, do sự phát tâm đóng góp tịnh tài của chư tôn đức Tăng Ni và các Phật tử khắp nơi. 

Hiện tại, Học viện mới xây dựng các hạng mục quan trọng cho giai đoạn 1 trên 6ha đất. Diện tích đất gần 18ha còn lại, Hội đồng Điều hành sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng trong vài năm tiếp theo, bao gồm: Hội trường 2.000m2  với sức chứa 3.000 người, với các tiện ích cho hội thảo quốc tế; Chánh điện 1.800m2  với sức chứa 2.500 người làm lễ cùng một lúc; Tòa thư viện lớn với sức chứa 1 triệu đầu sách; Khu nhà khách quốc tế gồm 150 phòng; Các tòa nhà dành cho các khoa: khoa học xã hội và nhân văn, khoa khoa học tự nhiên, khoa quản trị và giáo dục… dự kiến chi phí xây dựng khoảng 500 tỷ đồng.

Khi toàn bộ công trình xây dựng cơ sở Lê Minh Xuân được hoàn tất, đây là nơi tu học Phật học nội trú có quy mô của Học viện, đồng thời là môi trường ứng dụng, hành trì các pháp môn trong đạo Phật.

 

Xem thêm: thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thiết kế biệt thự Pháp, thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế biệt thự đẹp

Thẻ tag:

Zalo Messenger