Kiến trúc dân tộc

PHỐI CẢNH CỔNG LÀNG - KIẾN TRÚC DÂN TỘC PHƯƠNG ĐÔNG

Thiet_ke_tu_duong_kien_truc_dan_toc_phuong_dong_Cong_lang_Nho_Quan_Ninh_Binh_jpg1 Thiet_ke_tu_duong_kien_truc_dan_toc_phuong_dong_cong_lang_Ninh_Van_Ninh_Binh_JPG Thiet_ke_tu_duong_kien_truc_dan_toc_phuong_dong_cong_lang_Tam_Van_Ninh_Binh_jpg

PHỐI CẢNH CỔNG LÀNG - KIẾN TRÚC DÂN TỘC PHƯƠNG ĐÔNG

Chủ đầu tư : Địa chỉ : , Tỉnh / TP
Loại hình : Kiến trúc dân tộc Số Tầng :
Mặt tiền : Diện tích :
Công năng sử dụng : Đơn vị thiết kế : Năm thực hiện :

Cổng làng là một loại công trình kiến trúc có tính cách phòng thủ nhưng sang thời hiện đại thì phần lớn nặng phần tượng trưng với giá trị lịch sử hoặc mỹ thuật.

Cổng làng là sản phẩm kiến trúc cổ của người Việt. Cổng làng phân chia phần đất thổ cư (đất làm nhà ở, vườn) và phần đất canh tác (đất trồng lúa, trồng khoai, hoa màu). Người sống thì sống sau cái cổng làng, người chết thì chôn bên ngoài cổng làng. Cổng làng có vị trí rất quan trọng trong đời sống thực và đời sống tâm linh của con người.

Ngôi làng truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 ở trung châu sông Hồng thường tập trung gọn vào một phạm vi không gian bao bọc bởi lũy tre. Làng thường có một lối vào chính, gọi là cổng trước hay cổng tiền; và một lối nhỏ hơn gọi là cổng sau. Việc xuất nhập bị hạn chế qua hai lối này. Lối đi từ cổng trước đến cổng sau là con đường chính trong làng.

Cổng là ranh giới ước lệ, biểu hiện quyền uy của làng xã. Có làng còn dựng cả bia với hai chữ Nho 下馬 hạ mã ở bên cổng để nhắc nhở ai qua cổng, ngay cả những người quyền quý cũng phải xuống ngựa để tỏ ý tôn trọng lệ làng.

Thời loạn lạc cổng làng được đóng kín, nhất là ban đêm lại có thêm tuần phu canh gác
Cổng làng có thể mang dạng cổng tam quan hay còn gọi là tam môn, tức ba lối đi: một lối chính và hai lối ngách. Lối ngách dùng hàng ngày; chỉ khi có nghi lễ mới mở lối giữa. Thông thường thì cổng chỉ làm một lối xây vòm (cuốn tò vò) hoặc vuông góc. Cổng trước xây to lớn hơn, trên trán cửa thì ghi tên làng hoặc một câu liên quan đến địa phương đó, làm như bức hoành phi. Trường hợp làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, thuộc Hà Nội nơi có đền thờ đại công thần Nguyễn Trãi thì cổng làng viết bốn chữ 如見大寶 Như kiến đại bảo, nghĩa là “như thấy điều quý báu lớn” nói lên niềm tự hào của làng. Dù cho loại xây chỉ có một lối đi, cổng làng có thể xây thêm hai “cổng mã” hai bên, tức hình dáng như một lối đi nhưng xây bít đặc. Để cân đối, có khi đắp thêm trụ biểu cao ở hai bên như cổng làng Thổ Hà. Làng văn vẻ hoặc trù phú còn làm thêm câu đối vinh danh hoặc ca tụng lịch sử làng. Cổng làng Vân, tỉnh Bắc Giang có truyền thống nấu rượu ngon nên cổng làng viết đôi câu đối:

Vật liệu xây là gạch hoặc đá đắp thêm vữa, trên làm mái. Cầu kỳ thì làm hai tầng mái (chồng diêm) hoặc xây gác giống vọng lâu với mái cong. Nóc mái thì đắp rồng, phượng, cá hóa long, quả bầu v.v. Làng nghèo thì cổng chỉ bằng gỗ tre.

Xem thêm: thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thiết kế biệt thự Pháp, thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế biệt thự đẹp

Thẻ tag:

Zalo Messenger