Từ rất xa xưa đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng phong thuỷ để lựa chọn xây dựng nên những nơi linh thiêng đó là chùa. Các hiểu biết, kinh nghiệm về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng… trên nền tảng để thiết kế chùa mang phong cách phương Đông, đã dần dần được hoàn thiện. Sự thể hiện rõ nét trong các công trình quy hoạch chùa mang kiến trúc phương Đông vừa giữ được nét xưa cũ, cổ kính và vừa là xây dựng nền móng vững chắc để chúng ta quy hoạch tốt tại nhưng nơi tôn nghiêm như vậy. Sự kết hợp hài hoà của văn hoá phương Đông vớ sự hiện đại ngày 1 phát triển như hiện nay đã cho ra những kiến trúc chùa phù hợp với hiện thời mà vẫn đảm bảo sự uy nghi, vững chãi và tôn nghiêm.
Kiến trúc phương Đông đẹp mắt kết hợp với cảnh quan thiên nhiên vốn có đã giúp cho ngôi chùa như nổi bật lên. Phong thủy hữu tình được tôn lên bởi vị thế lưng tựa núi, tại sảnh chính có một hồ lớn, được trồng hoa sen hoa súng như tôn lên truyền thống của ngôi chùa. Với thiết kế 2 cổng, hệ thống tường rào vững chắc, an toàn và đặc biệt hơn nữa là có toàn tháp cao sừng sững ngay bên điện chính.
Thiết kế kiến trúc chùa của AC hội tụ đầy đủ các yếu tố kiến trúc của một ngôi chùa cổ kính Phương Đông cụ thể là Việt Nam bao gồm:
Tam quan: Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa.
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính.
Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Hành lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau.Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau
Sau đây là một vài mẫu, hình ảnh phối cảnh thiết kế quy hoạch chùa theo kiến trúc dân tộc Phương Đông. Vì vậy Kiến trúc AC xin được chia sẻ một số hình ảnh công trình. Mời quý vị và bạn đọc thưởng thức và có ý kiến góp ý hay thắc mắc mời quý vị liên hệ:
Liên hệ tư vấn:
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Kiến Trúc AC
Email: kientrucac37@gmail.com
Hotline: Mr. Tuấn : 032 789 8888
Mr. Thành : 035 996 888
Xem thêm: thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thiết kế biệt thự Pháp, thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế biệt thự đẹp
Thẻ tag: