Đăng ngày 26/11/2015 15:45:40 | bởi admin | Lượt xem: 6867
Phạm văn Chương – kiến trúc sư tài năng
(28 / 07 / 2011)
Ngày 02 tháng 7 năm 2011, nhân làm cuốn sách “40 năm, thày và trò Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A”, tôi và Mạc Khi Tuân tìm đến Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc AC của Phạm Văn Chương ở Hà Nội. Chúng tôi đến lúc 9 giờ, nhưng chưa gặp được. Chợt nhớ đến bài viết của Kim Ngọc “Người vẽ từ những đêm trắng” in trong “Doanh nhân Việt Nam xưa và nay”.
Tôi và bác Phạm Hy Lượng (thân sinh ra anh Phạm Văn Chương) quen nhau từ khi tái lập tỉnh Ninh Bình (năm 1992). Biết bác có quê gốc là xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình nhưng hiện nay đang trú tại số nhà 59, phố 2, đường Vân Giang, thành phố Ninh Bình, tôi thỉnh thoảng đến thăm bác và xin một số bức ảnh đẹp để in vào bìa sách, ảnh trong sách của tôi viết về Di tích và Danh thắng Ninh Bình. Tôi dùng ảnh của bác vì nó đẹp, hơn nữa ví muốn có “thương hiệu” của bác là Hội viên Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, được phong tước hiệu A. VAPA năm 1999 và Hội viên Liên đoàn Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Quốc tế FIAP. Bác đã từng đoạt giải thưởng Quốc tế và có bức ảnh hiện đang được trưng bày tại thủ đô Lahabana (Cu Ba).
Từ năm 2004, tôi đến thăm, bác Lượng đã đưa cho tôi xem một cuốn sách bìa cứng, dày hơn 500 trang “Doanh nhân Việt Nam xưa và nay” – Tập II, do Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội xuất bản. Mở đến trang 149, bác nói với tôi: “Học trò của thày giáo bây giờ đã trở thành Doanh nhân Việt Nam rồi đó”. Tôi cầm cuốn sách, đọc luôn từ trang 149 đến trang 152, một mạch và nói luôn với bác Lượng: “Học sinh của Trường Lương Văn Tuỵ B, nay là Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A của chúng em thật tuyệt vời !”. Sách viết với tiêu đề “Người vẽ từ những đêm trắng” và có in ảnh Phạm Văn Chương.
Bác Lượng kể cho tôi biết: Phạm Văn Chương là con trai thứ 3, sinh sau 2 chị gái, vào năm 1962, tuổi Nhâm Dần. Chương thông minh từ nhỏ, thích vẽ tranh, cứ cầm đến bút, giấy là vẽ. Cho đến năm 5 tuổi, Chương đã gửi một số tranh lên báo và đã được in trên báo “Nhân dân” và báo “Thiếu niên Tiền phong”.
Điều đặc biệt là khi ở tuổi 12, Chương đã tham gia vẽ trang dự thi Quốc tế tổ chức ở Liên Xô (cũ) với đề tài “Chiến tranh và hoà bình”, đạt Huy Chương Bạc Quốc tế năm 1972. Hồi học ở cấp II, biết vẽ giỏi, nên các thày cô giáo đều giao cho Chương làm báo tường của lớp và khi dự thi báo tường đều chiếm giải Nhất.
Năm 1976, Chương vào học cấp III ở Trường Lương Văn Tuỵ B, nay là Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A cho đến năm 1979 tốt nghiệp lớp 10, nay gọi là lớp 12. Khi học ở Trường Lương Văn Tuỵ B, học giỏi cả 3 môn: Toán, Lý, Hoá và cũng như học ở cấp II, Chương làm báo tường cho lớp đều được giải nhất. Chương được các thày cô giáo và bạn bè yêu quý. Thời kỳ này, cuộc chiến tranh biên giới đã xảy ra. Với trách nhiệm công dân, Chương xin đi bộ đội nghĩa vụ. Sau 3 năm trong quân ngũ, vừa luyện tập quân sự, vừa vẽ tranh, năm 1983, anh xuất ngũ và dự thi đỗ vào Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với điểm khá cao. Học ở Trường Đại học Kiến trúc, vì vẽ giỏi lại chịu khó, say mê, có ý thức trách nhiệm cao, nên anh được bầu làm Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn lớp sinh viên. Để nâng cao tay nghề, cũng là tăng thêm thu nhập cho cuộc sống của sinh viên thời kỳ bao cấp, anh tranh thủ ngoài thời gian lên giảng đường học tập, đi các ni trong Hà Nội, xin kẻ vẽ thuê các biển quảng cáo. Những biển quảng cáo anh vẽ được chủ hàng và người dân Thủ đô ưa thích, ngợi khen. Tiếng lành đồn xa, một số khách hàng đã tìm đến Chương thiết kế kiến trúc cho một số ngôi nhà và công sở ở Thủ đô.
Do vậy, sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc với số điểm cao, Chương được một công ty hàng đầu của Bộ Xây dựng nhận vào làm việc. Nhưng do thích phóng khoáng, tự do, anh đã rời bỏ cơ quan Nhà nước vào năm 1991, thành lập Văn phòng kiến trúc riêng, một trong những Văn phòng kiến trúc hoạt động độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Anh tập hợp được một đội ngũ những kiến trúc sư trẻ, giỏi làm trong Văn phòng. Đến năm 2001, Văn phòng kiến trúc của anh, đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn kiến trúc AC liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Năm 2005, đổi tên thành Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc AC như hiện nay. Trụ sở của công ty: số 37 - Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội, do anh làm Giám đốc. Anh là Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Anh đã thiết kế hàng trăm các trụ sở công sở, khách sạn, nhà Bảo tàng, khu vui chi giải trí, biệt thự cao cấp như: Trụ sở UBND quận Đống Đa, trụ sở Tổng cục Đường sắt Việt Nam, trụ sở VietcomBank Hà Nội, trụ sở Báo Hà Tây, trụ sở Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Khách sạn Tuyên Quang, trụ sở Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang, trụ sở Công an tỉnh Lai Châu, trụ sở Thị uỷ Hà Giang, Bo tàng Quân khu II, III, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Bảo tàng Ninh Bình, Bảo tàng Hàng không, Nhà văn hoá tỉnh Lạng Sơn, Khách sạn Thiên Đường, Khách sạn Vườn Thủ đô, Khách sạn sân bay Quốc tế Nội Bài, Khách sạn Dream Hạ Long, Khách sạn Dream Thái Bình, Khách sạn du lịch 5 sao Đồ Sơn, Khách sạn cảng Hòn Gai, Quy hoạch chi tiết Khu đô thị 1 đảo Tuần Châu – Hạ Long, Dự án Trung tâm giới thiệu ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ khu Láng – Hoà Lạc, Nhà xuất bản Bản đồ, Trung tâm quản lý bay Hà Nội, Nhà văn hoá Quân đoàn I, trụ sở Interpol tại Hà Nội, Khách sạn liên doanh Mandarin, Khu di tích Nha Công an Trung ương ở Tuyên Quang, Trung ương cục miền Nam ở Tây Ninh, Quần thể tượng đài Hồ Chủ tịch với nhân dân Hà Giang, Khu di tích Cò Nòi ở Sơn La, Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Vân Long - Gia Viễn – Ninh Bình, Khu du lịch sinh thái cao cấp năm sao XT Phú Yên Paradise, Chung cư cao cấp K33 Gia Lâm, Khu tổ hợp khách sạn – văn phòng – chung cư năm sao tại Lái Thiêu (Bình Dưng), Khu đô thị cao cấp Thiên Mã - Đồng Mô - Sơn Tây, Đồ án quy hoạch khu đô thị sông Tích - sông Đáy, Dự án khu đô thị cao cấp mới Bãi Cháy – Hạ Long, Dự án triển lãm – chung cư cao cấp, Khách sạn Cộng hoà Séc, …
Phối cảnh khách sạn Hạ Long Star
Ngày 02 tháng 7 năm 2011, nhân làm cuốn sách “40 năm, thày và trò Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A”, tôi và Mạc Khi Tuân tìm đến Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc AC của Phạm Văn Chương ở Hà Nội. Chúng tôi đến lúc 9 giờ, nhưng chưa gặp được. Chợt nhớ đến bài viết của Kim Ngọc “Người vẽ từ những đêm trắng” in trong “Doanh nhân Việt Nam xưa và nay” – Tập II do Nhà xuất bn Thống kê xuất bản năm 2004, tôi biết anh thường làm việc vào ban đêm, nên đến muộn, có khi ngủ cả buổi sáng, buổi chiều mới đến làm việc. Tôi không hẹn trước, nên lấy máy điện cho anh. Anh trả lời: “Chào thày ! Em sẽ cố gắng đến ngay”.
Lại phải đợi, ngồi nói chuyện với cán bộ của công ty một lúc lâu nữa mới thấy anh đi ô tô đến.
Thày trò sau hơn 30 năm xa cách nay mới gặp lại, vui mừng quá, nhưng biết anh bận, nên tôi đi thẳng vào vấn đề muốn gặp anh để viết về anh.
Anh nói: “Các phóng viên của các báo, tạp chí và các sách viết về em đã nhiều, mỗi người khai thác một khía cạnh. Người thì viết “Người vẽ từ những đêm trắng”, người lại viết “Người đi tìm thương hiệu từ chính mình” và “Đam mê là điều không thể từ bỏ” …”.
Anh tâm sự: “Để tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội không dễ chút nào. Em đã phải lăn lộn, gian nan, vất vả trong cuộc sống, đi lên chính bằng sức lao động, bàn tay và khối óc của mình. Dĩ nhiên, em đã thừa hưởng được cái gen nghệ thuật của người bố và sự dạy dỗ của các thày cô giáo ở Trường Lương Văn Tuỵ B, nhất là ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Kiến trúc sư vừa là một nhà khoa học, vừa là một hoạ sỹ, nghệ sỹ. Phải biết thiết kế các công trình theo xu thế phát triển của xã hội, có những dấu ấn rất riêng, thể hiện sự độc đáo, khác lạ, phải đẹp, vừa thể hiện được sự tinh tế trong đường nét, hài hoà trong tổng thể, vừa hợp lý, thuận tiện trong công năng sử dụng, điều quan trọng hơn cả là phải đạt trình độ Quốc tế. Nghề kiến trúc có đặc thù là phải vận dụng đến sức mạnh trí tuệ và sáng tạo không ngừng, có niềm đam mê mạnh mẽ, lao động không biết mệt mỏi. Là nhà kiến trúc, người tạo dáng vẻ cho quần thể không gian, người kiến trúc sư không phải là một hoạ sỹ, bởi một bức tranh dang dở có thể dễ dàng hạ xuống, nhưng một công trình kiến trúc thì không thể. Đó là mồ hôi, công sức và tiền bạc của biết bao người. Và để có một thương hiệu, phải có sản phẩm thật, các sản phẩm ấy phải đạt được yêu cầu của một tác phẩm kiến trúc”.
Anh nói đến đây, lại thấy có người gọi điện, một lúc sau lại gọi, cuộc nói chuyện giữa thày và trò luôn bị gián đoạn.
Tôi hỏi thêm anh:
- “Hiện nay công ty của anh có bao nhiêu người ? lương tháng bình quân một người là bao nhiêu ?”
Anh trả lời:
- “Công ty của em có 35 người, đều là kiến trúc sư giỏi, lương tháng bình quân một người là 10 triệu đồng”.
Tôi được biết, từ năm 1987, anh đã nhận Giải thưởng Sáng tạo kiến trúc của Trường Đại học Kiến trúc; năm 1999, anh nhận Giải thưởng Sáng tạo kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Anh được nhận biểu tượng vàng “Vì sự nghiệp Văn hoá doanh nhân Việt Nam” và nhận danh hiệu “Doanh nhân hiền tài” do Uỷ ban UNESCO Việt Nam tặng.
Năm 2007, anh còn là một trong top Thương hiệu Việt nổi tiếng của VCCI.
Anh được in ảnh và bài viết về anh trong sách “Doanh nhân Việt Nam xưa và nay” – Tập II do Nhà xuất bản Thống kê, xuất bản năm 2004 và sách “Doanh nhân Việt Nam – Nụ cười và nước mắt” – Tập 4 do Nhà xuất bản Giao thông vận tải xuất bản năm 2007.
Năm 2009, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã xuất bản sách “Doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ”, với tiêu đề “Phạm Văn Chương: Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc AC” đồng thời in ảnh anh và một số công trình do anh thiết kế. Trong sách có hai phần, Phần I: Giới thiệu những gương mặt doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX, có 11 người; Phần II: Giới thiệu một số gương doanh nhân thời đổi mới, gồm 46 người, trong đó có Phạm Văn Chương. Như thế Phạm Văn Chương là một trong 57 Doanh nhân Việt Nam qua các thời kỳ.
Đặc biệt trong năm 2010 kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Công thương xuất bản cuốn sách “Hà Nội – Nghề, Thương hiệu và Doanh nhân tiêu biểu xưa và nay”, viết giới thiệu 44 Doanh nhân (gồm 21 Doanh nhân Hà Nội xưa và 23 Doanh nhân tiêu biểu từ sau Giải phóng). Trong số 23 Doanh nhân tiêu biểu từ sau Giải phóng có bài “Kiến trúc sư Văn Chương - Đam mê là điều không thể từ bỏ”. Như thế, Phạm Văn Chương là một trong 44 Doanh nhân tiêu biểu của Hà Nội.
Ngoài ra nhiều báo và tạp chí khác viết giới thiệu về Phạm Văn Chương.
Tôi biết là muốn làm một kiến trúc sư giỏi, không chỉ đi tìm hiểu các công trình kiến trúc ở trong nước, mà còn phải đi các nước ngoài để học tập, nên hỏi thêm Chương về các nước mà anh đã đi để học tập.
Anh trả lời:
- Về châu Âu, em đã đi Anh, Pháp, ý, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Đức, Hà Lan, Bỉ, áo.
- ở châu Á, em đã đi Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Kông, Sinhgapoe, Malayxia, Thái Lan, Vương quốc Rập thống nhất.
Sắp đến giờ chúng tôi phải chia tay Phạm Văn Chương, vì thấy anh quá bận. Anh nói với tôi:
- “Thày chuyển lời của em về trường hỏi thăm các thày cô giáo. Em luôn luôn nhớ đến Trường Trung học phổ thông Hoa Lư A, nhớ đến các thày cô đã dạy em khi học ở trường. Đến ngày kỷ niệm 40 năm thành lập trường nhất định em sẽ về thăm trường”.
Lã Đăng Bật
Hà Nội, tháng 7 năm 2011
Xem thêm: thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thiết kế biệt thự Pháp, thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế biệt thự đẹp
Thẻ tag: