Đăng ngày 25/11/2015 08:57:23 | bởi admin | Lượt xem: 2801
Làm mới phòng khách đón tết
(02 / 12 / 2013)
Một mùa mới sắp đến, một năm mới sắp đến, và mỗi gia đình chúng ta, ai ai cũng dành một chút thời gian, một khoản đầu tư nho nhỏ để tân trang lại ngôi nhà của mình, làm cho ngôi nhà mang một dáng vẻ mới, một không gian mới ... Để những ngày năm mới thực sự đầy ý nghĩa ...
Tiêu chí khi lựa chọn bàn ăn phụ thuộc vào không gian cũng như số thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn bàn ăn to hơn một chút so với nhu cầu của gia đình. Ví dụ, với gia đình 4 người, bạn nên chọn bàn ăn 6 chỗ vì như vậy sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn trong quá trình sử dụng hàng ngày và hữu dụng khi nhà có khách.
Bàn ăn có nhiều hình dáng đa dạng như: chữ nhật, tròn, oval... Bàn ăn hình chữ nhật là loại thường được sử dụng và phổ biến nhất, dành cho 6 người. Bàn dạng này cần có chiều dài tối thiểu là 160 cm, tối ưu là 190 cm, chiểu rộng từ 90 đến 100 cm, chiều cao từ 74 đến 76 cm. Bạn nên lựa chọn những loại bàn có khả năng mở rộng khi cần. Điều này rất có lợi khi cần thêm chỗ cho người ngồi ăn mà vẫn đảm bảo được tính mỹ thuật của không gian phòng ăn. Ngoài ra, nếu chọn bàn cho 4 người ăn thì có thể chọn bàn chữ nhật kích thước 80x140cm hoặc 90x160cm.
Bàn ăn có nhiều hình dáng đa dạng như: chữ nhật, tròn, oval... Bàn ăn hình chữ nhật là loại thường được sử dụng và phổ biến nhất, dành cho 6 người. Bàn dạng này cần có chiều dài tối thiểu là 160 cm, tối ưu là 190 cm, chiểu rộng từ 90 đến 100 cm, chiều cao từ 74 đến 76 cm. Bạn nên lựa chọn những loại bàn có khả năng mở rộng khi cần. Điều này rất có lợi khi cần thêm chỗ cho người ngồi ăn mà vẫn đảm bảo được tính mỹ thuật của không gian phòng ăn. Ngoài ra, nếu chọn bàn cho 4 người ăn thì có thể chọn bàn chữ nhật kích thước 80x140cm hoặc 90x160cm.
2. Ghế
Ghế nên mua theo bộ với bàn ăn để chất liệu, màu sắc hợp với nhau. Thiết kế của ghế phải phù hợp để khi ngồi vào bàn, bạn không có cảm giác bị chật. Bề mặt bàn ăn phải cách phần ngồi của ghế 25 - 35cm và đồng thời phải cách mặt đất 74 - 76cm.
3. Các loại tủ
Với điều kiện không gian cho phép, gia chủ sẽ nghĩ đến các kiểu tủ của phòng ăn, vừa tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng, vừa để thỏa mãn nhu cầu trang trí cũng như cất đồ. Có hai loại tủ chính: tủ cạnh (sideboard) và tủ kính (glass cabinet).
Có kiến trúc sư chuyên làm nhà ở chia sẻ rằng: làm nhà ở nhiều thấy nhiều cái thú vị, ví như cái bếp. Có người khi đặt nhiệm vụ thiết kế cho kiến trúc sư, đặt cái bếp lên hàng đầu, với đầy đủ những yêu cầu, nhu cầu tỉ mỉ rất thiết thực cho việc nấu bếp, từ vị trí nồi niêu, chai mắm lọ muối... Có người thì lại chỉ nhăm nhăm kiểu nọ, kiểu kia, với yêu cầu các loại thiết bị hiện đại, chất liệu... để làm sao cho nó “có chất”. Có người thì chỉ yêu cầu mỗi cái hướng bếp, còn lại những vấn đề khác thì hờ hững, phó mặc cho kiến trúc sư...
Phác hoạ sơ qua cũng thấy, người cần đầu tư cho bếp (theo cách riêng, không hẳn là đầu tư ở góc độ kinh tế, tiền bạc) vì nhu cầu nấu bếp thực sự, với họ, gian bếp, việc nấu nướng và bữa ăn là vô cùng quan trọng. Người thì đầu tư làm bếp đẹp, bếp xịn để khoe; cũng không thể phủ nhận rằng một gian bếp đẹp, một phòng ăn đẹp có làm sang thêm ngôi nhà. Và có người thì có lẽ chẳng cần tới bếp, với họ có lẽ gian bếp như là một thứ thủ tục cần phải có.
ưa, ông cha ta quan niệm, một ngôi nhà đúng nghĩa, một không gian sống đúng nghĩa là phải có cái bếp; và bếp phải thường xuyên đỏ lửa như để khẳng định, và ước vọng về một sự an cư, hạnh phúc. Bây giờ trong xã hội hiện đại, cuộc sống công nghiệp, người ta ăn cơm văn phòng, ăn nhậu nhà hàng nhiều, cái bếp trong nhà nổi lửa ít đi cũng là điều dễ hiểu !
Bếp đẹp, bếp sang, bếp ... nhiều tiền đều tốt cả. Nhưng bếp trước tiên phải để nấu. Đấy là chức năng thiêng liêng của nó, rồi mới đến chuyện bày hay khoe. Nhu cầu về một gian bếp, thiết kế một gian bếp cũng phải đặt điều đó lên hàng đầu, gắn liền với lối sống, nếp sinh hoạt của gia đình, trong ngôi nhà – là bữa ăn. Nếu điều đó chưa đủ đầy, trọn vẹn, thì bếp đẹp mấy cũng không có nhiều ý nghĩa.
Có anh chủ nhà, khi trao đổi về bếp với kiến trúc sư, đặt ngay yêu cầu là phải có máy rửa bát. Tất nhiên chuyện đó đơn giản trong thiết kế. Nhưng thực tế, anh chẳng mấy khi dùng tới máy rửa bát, vì có mấy khi nấu ăn ra bữa đâu, thì làm gì có bát mà rửa ?! Cũng có người khi làm việc với kiến trúc sư, cũng cẩn thận kỹ càng lắm, trong vấn đề cái bếp; nhưng rồi cũng chẳng bao giờ tự kiểm chứng sự tiện nghi, thuận lợi; mối quan hệ giữa nhu cầu sử dụng và thiết kế; bởi vì: bếp được khoán trắng cho người giúp việc.
Xem thêm: thiết kế biệt thự, thiết kế lâu đài, thiết kế biệt thự Pháp, thiết kế biệt thự cổ điển, thiết kế biệt thự đẹp
Thẻ tag: