Tin tức - sự kiện

THƯƠNG HIỆU NGÀNH KIẾN TRÚC - Ý THỨC VỀ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRƯỚC KHÁCH HÀNG

THƯƠNG HIỆU NGÀNH KIẾN TRÚC - Ý THỨC VỀ HÌNH ẢNH CỦA MÌNH TRƯỚC KHÁCH HÀNG

Nhiều đối tác quảng cáo với AC cho rằng công ty này quá kỹ tính trong thiết kế Ma-ket. Mỗi chi tiết, dù rất nhỏ cũng phải thể hiện thật chính xác thông điệp muốn gửi gắm tới khách hàng. Đó cũng là một yêu cầu trong việc xây dựng thương hiệu của công ty tư vấn kiến trúc AC, cái cách ảnh hưởng từ … “bệnh nghề nghiệp”. MINH ĐỨC 

logo AC

Kiến trúc sư Văn Chương, giám đốc công ty tư vấn kiến trúc AC cho rằng “ xây dựng thương hiệu cũng giống như việc thiết kế một công trình, tác phẩm kiến trúc. Nó mang đặc tính của ngành, mang văn hóa và cá tính của doanh nghiệp”. “AC” viết tắt từ “Achitect Chương”. Thoạt nghe nhiều người cho rằng đây là một thương hiệu … cá nhân, hoặc đề cao vai trò cá nhân thái quá. Nhưng, đó là cá tính nổi trội nhất của AC, cá tính quen thuộc của dân kiến trúc. Dễ hiểu vì khi tiếp cận một công trình người ta thường tìm hiểu tên tuổi của tác giả. Và trong giới kiến trúc, nếu tên tuổi tác giả đó có tiếng thì khó có thể thay thế, thậm trí có trường hợp còn uy tín hơn cả tên công ty. Kiến trúc cần bản sắc cá nhân Trở về thời điểm thành lập công ty, năm 2001, bản thân KTS Văn Chương đã thực sự là một tên tuổi trong ngành kiến trúc. Anh đã là tác giả của nhiều công trình lớn như: Nhà khách VIP sân bay Nội Bài, Nhà xuất bản Bản đồ, Bảo tàng Hàng Không… Điều này cho thấy tầm quan trọng của uy tín cá nhân trong thương hiệu ngành kiến trúc. Trước khi trao “đứa con tinh thần”, khách hàng phải tìm hiểu “bà đỡ” thích hợp. Để gửi gắm công trình của mình, khách hàng phải tìm hiểu kiến trúc sư trực tiếp thiết kế nó. Đó là lợi thế cho những công ty có những kiến trúc sư nổi tiếng. Đó cũng là lý do để ông Văn Chương lấy ngay tên mình làm thương hiệu.

Bảo tàng hàng không

Thương hiệu AC mang đậm màu sắc cá nhân; văn hóa , đặc trưng của doanh nghiệp thông qua thương hiệu cũng ảnh hưởng từ màu sắc đó. Sự ảnh hưởng này rõ nhất qua các công trình AC đã làm. Cụ thể là những công trình mang tính lịch sử-văn hóa như Bảo tàng lịch sử quân khu 3, Bảo tàng hàng không, Nhà văn hóa Lạng Sơn… Kiến trúc sư Văn Chương giải thích: “Tôi từng sống và làm việc trong quân đội nên những công trình tôi tiếp cận đầu tiên liên quan đến lịch sử. Và đây cũng là một hướng đi của công ty sau này”.

Phối cảnh nhà văn hóa tỉnh Lạng Sơn

Một thế mạnh khác của AC được biết đến trong giới kiến trúc đó là thiết kế các công trình khách sạn cao cấp. Thế mạnh này cũng bắt nguồn từ những lần thử sức và thành danh của kiến trúc sư Văn Chương. Ban đầu là những khách sạn nhỏ. Đến công trình Khách sạn Thiên Đường, Khách sạn Tuyên Quang… AC và văn chương đã thể hiện được mình. Nhiều khách sạn tầm cỡ sau này được giới thiệu trên tạp chí Kiến trúc găn liền với tên tuổi ông và công ty. Nổi bật là Khách sạn Hạ Long Dream (khách sạn lớn nhất thành phố Hạ Long), Khách sạn Thái Bình Dream (Thái Bình), Khách sạn cảng khách Hòn Gai (Quảng Ninh)…

Khách sạn Hạ Long Dream

“Kỹ tính” là một nguyên tắc

Về sự “kỹ tính” trong cách xây dựng thương hiệu, kiến trúc sư Văn Chương khẳng định rằng đó là nguyên tắc. Có vẻ như mâu thuẫn với tính lãng mạn của dân kiến trúc như người ta vẫn thường nói. Nhưng theo ông Văn Chương, lãng mạn là để tạo môi trường sáng tạo và làm việc tốt hơn. Còn những yêu cầu về kỹ thuật, kể cả “kỹ thuật xây dựng thương hiệu” nguyên tắc đó không thể thay đổi. Cũng như trong thiết kế, yêu cầu đặt ra là phải chính xác tới từng chi tiết nhỏ nhất. “Nguyên tắc này đảm bảo uy tín của mình với công trình; trong xây dựng và phát triển thương hiệu là để đảm bảo cho hình ảnh của công ty trước khách hàng” - Giám đốc Văn Chương nói.

Phối cảnh khách sạn Cảng khách Hòn Gai

Mặt khác, ngay ở bản thân logo và khẩu hiệu của công ty đã là một công trình thể hiện khả năng với khách hàng, nếu không kỹ tính, nếu “bụt chùa nhà không thiêng” thì uy tín bị ảnh hưởng. Đảm bảo chữ tín này, ngay từ khi Công ty AC còn phôi thai trong ý tưởng, kiến trúc sư Văn Chương đã ý thức rõ tên tuổi sau này; xác định hướng đi của nó khá khắt khe. Những công trình của anh đều có sự lựa chọn không hề dễ dãi. Có vẻ như khó tin nhưng ông Văn Chương cho rằng: “Mình chưa cần nhiều tiền, điều quan trọng là tạo dựng được tên tuổi cho bản thân, cho công ty sau này. Đó là tài sản lớn nhất và là vốn liếng lâu dài nhất. Vì vậy cần phải lựa chọn những công trình để mình có điều kiện thể hiện”.

Khách sạn Hạ Long Star

Theo ông Văn Chương, những công trình có liên quan đến lịch sử, văn hóa là khó hơn cả. Những công trình này lại càng đòi hỏi sự kỹ tính đến từng chi tiết. Đảm bảo được yêu cầu đó là đảm bảo cho chính mình; sự kỹ tính ở đây là chất lượng, là sự tôn trọng khách hàng. Trong thương hiệu cũng vậy, ý thức đầy đủ về hình ảnh của mình trước những đối tượng tiếp cận chính là tôn trọng họ chứ không đơn thuần chỉ là giới thiệu.

Trích thời báo kinh tế số 275/2005

 

Thẻ tag:

Zalo Messenger